Những ngón chân tôi từ từ chạm xuống nền sàn lạnh ngắt, cái lạnh ngấm vào da thịt khiến tôi hơi rùng mình. Trước mặt là cánh cửa phòng số 479, với bảng tên nổi bật bên trên, như một dấu hiệu thân thuộc giữa hành lang dài đầy những phòng bệnh xa lạ. Hít một hơi sâu, tôi nắm lấy tay cầm, cố giữ bình tĩnh để không làm phiền mọi người xung quanh. Khi cánh cửa mở ra, cảnh vật bên trong khiến tim tôi như vỡ oà mẹ tôi nằm cuối phòng, đôi mắt nhắm nghiền, mặt mẹ xanh xao mờ nhạt .Tôi chạy ào đến mẹ, quên luôn cả việc đóng cửa, cứ thế lao tới giường mẹ .
Tôi nhảy phốc lên giường, ôm chầm lấy mẹ, nước mắt trào ra không kiềm được. Tôi khóc to, từng tiếng nấc nghẹn ngào khiến cổ họng đau rát, nhưng lòng tôi vẫn nhẹ nhõm. Tôi không biết liệu tiếng khóc của mình có làm phiền mọi người trong phòng không, nhưng lúc ấy, tất cả những gì tôi cần là được khóc, được giải tỏa sau bao ngày lo âu. Mẹ tôi vẫn ổn, và điều đó là tất cả với tôi lúc này.
Nhưng từng ngày trôi qua, tôi không thể ở mãi bên mẹ. Ngày nào cũng phải đến lớp, tôi thấy thật khó khăn. Vắng mẹ, căn nhà như thiếu hẳn hơi ấm, còn tôi thì buộc phải tự lập. Những ngày đó thật không dễ dàng gì. May mắn thay, chị Mị hàng xóm gần nhà đã sẵn sàng giúp đỡ như một người chị ruột. Hễ hôm nào đói, tôi lại lò dò qua nhà chị ăn cơm, mỗi khi buồn, tôi lại sang ngồi nói chuyện với chị. Chị Mị tuy chẳng giàu có gì, nhà còn đông đúc với ba đứa em nhỏ, nhưng luôn sẵn lòng chia sẻ với tôi từng bữa cơm, từng lời an ủi.
Chị có ba đứa em trai. Đứa lớn nhất năm nay mới lớp 8. Thế nhưng mỗi lần tôi qua chơi, cả đám con nít trong nhà đều reo hò, kéo tôi vào những trò chơi như thể tôi là người anh trai thứ hai sau chị Mị. Cứ đến nhà chị là tôi lại cười nói vui vẻ, xua tan mọi phiền muộn và cảm giác thiếu thốn tình thương.
Dù vậy, nỗi nhớ mẹ cứ âm ỉ trong lòng, nhất là khi trời đổ mưa. Cứ nghe tiếng mưa lộp bộp rơi trên mái nhà là lòng tôi lại cồn cào, mắt tự dưng cay xè. Thấy tôi ngồi buồn rười rượi nhìn ra cửa, chị Mị lại tiến tới, ngồi sát bên, giọng nói nhỏ nhẹ:
-Em nhớ mẹ à ?
Tôi chỉ gật gù, chẳng nói được gì thêm. Cổ họng tôi như nghẹn lại, mãi sau mới thốt ra:
-Em nhớ mẹ quá. Đã hơn một tuần rồi em chưa gặp mẹ
Chị nhìn theo những giọt mưa tí tách bên hiên nhà. Chị vỗ nhẹ lên vai tôi:
-À, chị nhớ chú Thương ở cuối xóm có nói mai gia đình chú ấy đến thăm mẹ em đó. Mai em ra chợ hỏi chú thử xem.
Nghe vậy, lòng tôi chợt rộn lên, như vừa tìm thấy ánh sáng trong màn mưa xám xịt. Nhưng đợi đến mai mới hỏi thì lâu quá. Không đợi thêm giây nào, tôi bật dậy, chạy ào ra ngoài trời mưa mà chẳng thèm cầm ô. Từng giọt mưa lạnh tạt vào mặt, nhưng tôi không thấy lạnh, mà chỉ thấy lòng mình ấm áp khi nghĩ đến việc gặp lại mẹ. Chân tôi đạp lên nền đất ướt, nước bắn tung tóe quanh chân. Tôi chạy nhanh đến mức trời đất xung quanh như quay cuồng.
Quay đến mức cơ thể tôi như bay lên.À không là do chân tôi trượt phải đám rong rêu dưới sân , thế là cả người ngã nhào xuống đất. Cú va mạnh khiến tôi ê ẩm, ngồi dậy mà thấy đau rát khắp người, mông ê đến mức muốn đứng cũng không nổi, ngồi cũng chẳng xong.
Có lẽ âm thanh do tôi tạo ra đã làm mấy đứa em của chị tò mò mà chạy ra thấy tôi đang ngồi la liệt ở đó.Bọn nó phì cười:
-Ha ha ha ha
Tôi mệt lả sau những trò đùa nghịch dưới cơn mưa, nhưng tiếng cười giòn tan của mấy đứa em chị Mị khiến tôi quên cả mệt. Văn, đứa em trai lớn nhất, vốn nghịch ngợm và lém lỉnh, không chịu thua, liền vớ lấy một vốc nước xình ném thẳng về phía tôi. Nước bắn tung tóe, mặt mũi ai nấy lấm lem. Dưới cơn mưa, cả đám trẻ chúng tôi cứ thế mà nghịch ngợm, nô đùa, quên hết cả thời gian.
Khi mưa tạnh, chúng tôi chuyển sang trò đắp đê, tạo hố nước, rồi đập phá để nước chảy tung tóe. Cái cảm giác mát lạnh từ dòng nước và niềm vui con trẻ khiến tôi quên bẵng cả việc ăn cơm. Chơi đến mức mệt lả, tôi nằm dài trên đất, thở hồng hộc, nhưng lòng lại đầy hứng khởi.
Sáng hôm sau, tại chợ Đồi.
Ngày hẹn với chú Thương cuối cùng cũng đến. Tôi chạy ào đến chợ Đồi, tìm chú khắp nơi. Nhìn thấy bóng chú ở sạp hàng, tôi mừng rỡ hét lớn:
Chú ơi! Con đây nè! Mình đi chưa?
Chú Thương, đang bận rộn sắp xếp đồ đạc để đóng cửa tiệm, nghe tiếng tôi thì ngẩng lên cười, khen:
Chà, đến sớm quá ha! Đợi chú một chút nhé.
Chú quay lại quầy, lấy ra một món đồ chơi nhỏ, chiếc xe bốn bánh màu đỏ bằng lòng bàn tay. Chú kéo chiếc xe lùi lại, rồi thả ra cho xe tự chạy về phía tôi.
Cái này tặng con! Thích không?
Tôi tròn xoe mắt, thích thú cầm lấy chiếc xe, quên cả cảm ơn vì quá bất ngờ. Đây là món đồ chơi đầu tiên trong đời mà tôi được tặng. Tôi mải mê chơi với chiếc xe, kéo tới kéo lui không biết chán, trong khi chú Thương tranh thủ hoàn tất công việc.
Khi mọi thứ xong xuôi, chú khởi động xe, rồi ngoảnh lại gọi lớn:
Giang! Lên xe nè con!
Tôi leo vội lên, nhưng vừa lúc đó, một chiếc xe khác chạy đến từ phía sau. Nhìn lại, tôi thấy một người phụ nữ mặc áo khoác hồng, đội nón đỏ, đeo kính râm. Chú Thương nhìn theo rồi hỏi, giọng có chút dè dặt:
Ai đây?
Người phụ nữ khẽ hất nón lên, giọng lạnh lùng đáp:
Tôi là vợ ông đây!
Nghe đến đây, chú Thương tái mặt, ngập ngừng:
À... anh... anh xin lỗi...
Chưa kịp nói hết câu, dì Lan – vợ chú – đã phóng xe đi trước. Chú vội vàng rồ ga đuổi theo, trên trán lấm tấm mồ hôi. Tôi ngồi sau, tò mò hỏi:
Sao dì lại giận vậy chú?
Chú cười ngượng:
À, dì Lan tính hơi khó một chút... mà thôi, đừng hỏi nhiều, lát nữa tới bệnh viện thì sẽ ổn thôi.
Trên đường đi.
Con đường hôm ấy thật đẹp. Hai bên đường, những dãy hoa cải trắng trải dài như một tấm thảm, gió thổi làm hoa nghiêng mình múa theo từng nhịp. Tôi hít sâu một hơi, cảm nhận không khí trong lành và làn gió mát rượi, lòng đầy phấn khởi.
Khi đến trạm dừng chân tại cây xăng, một nhân viên bước ra hỏi:
Đổ bao nhiêu vậy anh?
Chú Thương đáp:
50 ngàn cho xe tôi và 50 ngàn cho xe vợ tôi luôn nhé.
Trong lúc đổ xăng, mùi xăng thoang thoảng khiến tôi tò mò hít hà. Chú Thương thấy vậy thì giật mình, vỗ nhẹ vào vai tôi:
Con đừng ngửi xăng, không tốt đâu.
Nhân viên cây xăng bật cười, hỏi:
Con trai anh hả?
Chú Thương đặt tay lên vai tôi, cười đáp:
Ừ, con trai tôi đó.
Tôi nghe thế thì vui lắm, nhưng không nói gì, chỉ khẽ mỉm cười.
Đến bệnh viện.
Sau một quãng đường dài, cuối cùng chúng tôi cũng đến bệnh viện. Lần này, tôi có cơ hội ngắm nhìn mọi thứ rõ ràng hơn: những hàng cây xanh mướt, những luống hoa đầy sắc màu rực rỡ – vàng, đỏ, tím.
Tôi dẫn chú Thương và dì Lan đến phòng 479. Vừa mở cửa bước vào, tôi đã nhìn thấy mẹ. Mẹ tôi trông khỏe hơn rất nhiều, gương mặt hồng hào, ánh mắt dịu dàng. Tôi chạy ào đến bên mẹ, ôm chầm lấy mẹ mà nước mắt trào ra.
Ở góc phòng, tôi nhận ra bóng dáng quen thuộc của dì Nhi. Tôi lễ phép chào:
Con chào dì ạ!
Dì Nhi cười hiền:
Con ngoan lắm!
Vợ chú Thương – dì Lan – tiến đến, hỏi:
Chị đến lâu chưa?
Dì Nhi đáp:
Tôi đến từ sáng, chắc cũng được hai tiếng rồi.
Bỗng dì Nhi liếc mắt về phía chú Thương, cười phì, rồi kể:
Mà nè, sáng nay ở chợ tôi thấy một cô gái thành phố ghé quầy của chồng em nha. Đẹp lắm, chồng em nhìn mà mê mẩn, còn tặng cả hoa cải trắng cho người ta nữa...
Dì Lan nghe xong, nheo mắt nhìn chú Thương đầy nghi ngờ. Chú chỉ biết cúi đầu, lẩm bẩm:
.. anh đi vệ sinh một chút...
Dì Nhi và dì Lan bật cười khúc khích, còn tôi thì cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm khi mẹ đã khỏe lại.
Hôm đó, tôi rời bệnh viện với niềm vui khôn xiết. Ngày đón mẹ về nhà, cả xóm tụ họp, cười nói rôm rả. Đó là một ngày hạnh phúc mà tôi sẽ mãi không quên. Mọi chuyện đã quay về quỹ đạo cũ của nó.