Chương 17
Huyền thoại Mẫu Sơn[1]
Các nơi ở Lạng Châu xây dựng khang trang thu hút đông khách, moi túi tiền thiên hạ cho Yên Vân và triều đình.
Biên giới Chi Ma giáp nước Tống, chếch về phía Đông Bắc Lạng Châu có thánh địa Mẫu Sơn là vùng núi cao xoải dọc theo hướng Đông Tây thuộc địa bàn các xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình)[2], gần đây du khách mới quan tâm xứ sở như nóc nhà vùng Đông Bắc này.
Mẫu Sơn trầm mặc tựa ngọc thô cô độc thu mình trên rẻo cao Đông Bắc, ngày ngày viên ngọc thô mong chờ được mài giũa thành minh châu vô giá. Nơi này quanh năm sương khói mây ngàn bao trùm rừng già.
Sương cùng khói lượn quanh như đang bầu bạn quần thể tám mươi ngọn núi lớn nhỏ, cao thấp lô nhô, mỗi ngọn núi nhỏ mang dáng hình trẻ thơ, tản mác mỗi nơi một đứa như đang chơi trốn tìm với người bạn khói sương bảng lảng trong rừng xanh sâu thẳm.
Điểm nhấn là những ngọn núi lớn vươn cao lên trên khu rừng nguyên sinh u ám rậm rạp, cản bão tố phong ba, ngăn nắng cháy đổ lửa xuống trần gian. Hình ảnh vĩ đại như đấng sinh thành che nắng mưa cho đàn con thơ dại lưu dấu ấn sâu sắc với du khách bốn phương.
Người tán thưởng núi cao nhất là Phia Po còn gọi đỉnh Công hay Công Sơn, ngàn năm đối mặt trực diện Thượng Đế.
Kẻ trầm lặng cảm nhận chốn thâm sơn cùng cốc này bị giam hãm trong không khí ảm đạm, đè nén tâm sự đến muôn đời vạn kiếp.
Bản chất con người là trốn tránh hiện thực, vui đâu chầu đấy, đương nhiên chẳng ai bén mảng nơi ma khóc quỷ sầu.
Tưởng chừng Mẫu Sơn sẽ chìm vào quên lãng, nữ thần may mắn lại đến gõ cửa, gọi ra chào đón vinh dự tổ chức đại hội võ thuật.
Minh quân ban lệnh là lời bảo chứng cho giá trị của Mẫu Sơn. Thiên hạ ầm ầm đổ về như thủy triều dâng sóng, tò mò tìm hiểu lý do hoàng đế chọn mặt gửi vàng.
Yên Vân là kẻ đến đầu tiên, ông ta chắc chắn phải có lý do, hoàng đế mới trao niềm tin cho vùng đất bị lãng quên. Yên Vân bèn đích thân thăm thú mọi nơi mọi chốn, sục sạo khắp núi rừng, hang động để quan sát mọi thứ từ cỏ cây thực vật tới sông suối ao hồ, đánh giá toàn diện thiên thiên, con người, chăm chú lắng nghe những huyền thoại lưu truyền đời này qua đời khác, Yên Vân nhận ra nơi chất chứa u sầu này hàm ẩn giá trị không thể đong đếm… như… "nàng công chúa" ngủ trong rừng mà bất kỳ ai cũng muốn chiếm hữu trái tim giai nhân.
Nàng công chúa ấy nhận ưu ái từ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông ban sắc đẹp quyến rũ mê hồn. Thiên nhiên cũng đối xử dịu dàng với công chúa, khung cảnh hoang sơ, tĩnh mịch giữa sương mù âm u ru nàng công chúa say giấc nồng nơi rừng sâu núi thẳm.
Thời gian dài miệt mài suy tính, Yên Vân cùng thái sư và hoàng đế tìm ra cách đánh thức công chúa để nàng không hờn dỗi, mỹ nhân tuyệt thế… còn… tỏa sáng rực rỡ dưới ánh nắng mai êm dịu tựa vòng tay ấm áp của tình mẫu tử.
Biết bao du khách lưu luyến vùng đất huyền thoại. Nam phụ lão ấu hay tài tử giai nhân, ai cũng "yêu" nàng công chúa ngủ trong rừng, khao khát thời gian dừng trôi để đắm chìm vào bồng lai chốn nhân gian. Mỗi mỹ nhân mang vẻ đẹp riêng biệt và đều có khoảng thời gian đẹp nhất trong năm.
Công chúa Mẫu Sơn cũng không ngoại lệ. Khoảnh khắc diễm lệ nhất là mùa đông băng giá, gió bấc cắt da, mưa bay phảng phất, sương lạnh thấu tim, nàng công chúa khoác trang phục tuyết trắng kiêu sa chào đón khách tứ phương.
Nàng cùng dân bản nghênh tiếp khách bằng trà Shan Tuyết thanh tỉnh tinh thần sau chặng đường dài, rượu suối Mẫu Sơn tinh khiết mà nồng nàn, sưởi ấm trời đông lạnh giá… cùng… những câu chuyện bi thương đậm chất huyền thoại.
Ngàn năm qua, dân làng truyền kể hễ hoàng hôn buông rủ, dãy núi gần Phia Pho vang vọng tiếng khóc ai oán giữa không gian tĩnh lặng.
Thanh âm thê lương hằng đêm ám ảnh kẻ yếu bóng vía. Ban đầu chỉ là than vãn khó chợp mắt, dần dà câu chuyện biến dị theo chiều hướng tâm linh.
Người đồ rằng hàng ngàn giặc ngoại xâm vong mạng ở đó. Bỏ xác đất khách khiến hồn ma lũ giặc gào thét điên cuồng. Kẻ khẳng định chắc chắn ngày xưa Mẫu Sơn chôn sống trinh nữ làm thần giữ của.
Một đống người chưa tới Mẫu Sơn lại ba hoa như thể mình là dân bản địa. Bọn họ xác nhận vài tộc người ở Lạng Châu còn giữ hủ tục này.
Lắm kẻ nghe riết quen tai tò mò rủ nhau đến Mẫu Sơn. Gió vừa thổi heo hút, cả đám cắm đầu chạy, không dám lai vãng.
Câu chuyện lan truyền thật xa, mời gọi dân tứ xứ tìm về hôm sau đông hơn hôm trước. Sự thật muốn kiểm chứng là những vật thể vất vưởng dưới màn đêm đen xám.
Người nhát gan chạy mất dạng. Người dũng cảm nán lại xem cho ra ngô ra khoai. Lý trí can đảm nhưng cơ thể run rẩy liên hồi. Mồ hôi lạnh vờn thần sắc kinh hoàng, toàn trường sững sờ trông vật thể hoá thành hình hài "con người". Họ muốn chạy, thế mà cứ nhìn lăm lăm hiện tượng kỳ dị.
Phiêu tán giữa sương rừng gió núi, những "con người" ấy quây quần bên nhau giống gia đình đầm ấm. Hạnh phúc bình dị tan vỡ trong hình ảnh "người cha" giết oan "người mẹ".
Thảm cảnh hù dọa kẻ yếu tim sợ mất vía. Một thiếu phụ hoảng loạn la hét, lăn ra bất tỉnh. Ảo giác người cha đau khổ hiện ra trước mắt, tiếng thét kinh hoàng khiến khán giả bừng tỉnh. Hụt hẫng vì lỡ mất cơ hội xem kết quả bi kịch, bạn đồng hành tức tối chửi thề:
- Mẹ kiếp, sợ ma còn thích gặp ma. Đúng là đàn bà!
- Con mẹ nó, con điếm đó không hét, chúng ta được xem trọn vẹn câu chuyện rồi!
Nhóm khác lắc đầu ngao ngán, chép miệng dìu thiếu phụ về bản lúc trời chập tối. Họ luống cuống hơ lửa đốt vía lần nữa. Mỗi lần kẻ nào tiễn vong, dân bản biết kẻ đó gặp oan hồn ở Mẫu Sơn. Già trẻ gái trai cúi đầu trầm tư. Một bà lão tóp tép nhai trầu thở dài ghen tị:
- Các người có duyên và may mắn lắm mới gặp "U Tinh"[3] đấy. Chúng tôi ngày đêm háo hức mong cầu còn chưa một lần toại nguyện. Đúng là Bụt chùa nhà không thiêng!
Nhóm người bị đánh trúng tâm lý tò mò, tranh nhau hỏi chuyện vong linh. Dân bản u buồn lắc đầu không muốn nhắc lại bi kịch. Họ nài nỉ mãi, bà già mới mách nước:
- Các anh muốn nghe hãy đến nhà già làng.
Những kẻ hiếu kỳ cảm ơn và đến gặp già làng. Nhận ra tiếng bước chân dồn dập ngoài cửa, già làng gọi vào ngồi cùng đám khách đang đợi nghe cố sự. Nhóm người đóng cửa ngăn gió lạnh rồi chào hỏi già làng.
Chủ nhà gật đầu nhấp ngụm trà Shan Tuyết, nhắm mắt tận hưởng dịu ngọt ban đầu thoảng qua vòm miệng, nét mặt khoan khoái hơi nhăn vị đắng chát thấm sâu thanh quản. Già làng vỗ mái đầu xơ xác tóc bạc:
- Ta kể đến đâu nhỉ?
Câu hỏi làm nhóm người chưng hửng, đương tính xin kể lại từ đầu, một thằng nhóc cướp lời:
- Ông vừa kể vài câu thôi. Ông kể lại từ đầu cho người mới đến nghe một thể đi.
Đám khách cũ khó chịu với thằng bé. Nó cười nhăn răng với đám đến trễ. Họ xoa đầu và cho nó túi kẹo hồng[4] thay lời cảm ơn. Chú nhóc cười toe toét khoanh tay xin, vừa cắn từng miếng, vừa nghe già làng kể sự tích:
Huyền Thoại Mẫu Sơn
Không rõ từ lúc nào, chỉ biết từ hồi còn nhỏ, ta nghe ông cha kể Mẫu Sơn lưu truyền huyền thoại bất diệt. Huyền thoại ấy gắn liền khu vực cao nhất Mẫu Sơn, nơi có những ngọn núi vùi mình trong sương gió.
Lạ kỳ là núi không mang tên người, chẳng mang tên loài hoa hay động vật, dân bản từ ngàn xưa lại gọi bằng tên vừa lạ lẫm vừa thân quen là núi Cha, núi Mẹ, núi Con và núi Cháu[5].
Chuyện kể rằng, gia đình nọ gồm Người Cha khoẻ mạnh dũng cảm, Người Mẹ khéo léo, chung thuỷ đảm đang, những người con và cháu ngoan hiền. Họ sống an vui ở vùng núi quanh năm mây phủ có sông Kỳ Cùng[6] chảy vòng quanh.
Một ngày kia, ngoại bang xâm lược. Tuân lệnh triều đình, Người Cha theo đoàn quân nhà vua bảo vệ non sông đất nước. Cuối mùa đông năm ấy, quân đức vua đánh tan giặc khỏi bờ cõi.
Người Cha lập chiến công hiển hách, vua ban thưởng, phong quan tiến chức cho ông. Tại trận đánh, ông bị thương ở đầu khiến mất trí nhớ. Sổ sách ghi tên tuổi quê quán quân nhân bị cháy sạch, không ai biết lai lịch và thân thế ông.
Thời gian này, ông giải quyết quốc gia đại sự, diệt trừ tham quan ô lại. Nhiều năm sau, công cuộc dẹp nội loạn thành công, vị vua kế vị thấy ông văn võ song toàn, có ý gả công chúa cho ông. Người Cha từ chối:
"Thưa bệ hạ, thần đã hồi phục trí nhớ, vợ con thần đang đợi ở nhà, thần không thể ham vinh hoa phú quý ruồng rẫy người thân. Thần xin từ quan về quê!"
Vua khen ông có tình có nghĩa, chấp nhận cho hồi hương. Về nhà trong niềm vui khôn tả của vợ con, Người Cha mong ước gia đình hạnh phúc trọn đời. Thời gian Người Cha vắng mặt, tên người hầu dần lộ gian ý muốn chiếm đoạt Người Mẹ.
Hắn viện cớ Người Cha lâu năm không về cũng chẳng có tin tức, có lẽ đã chết trận, đánh bạo ngỏ lời chăm sóc gia đình nhỏ, Người Mẹ cương quyết từ chối và đuổi hắn khỏi nhà. Tình cảm bị cự tuyệt còn chịu khinh miệt, hắn ghen ghét tìm cách hãm hại Người Mẹ.
Hôm đó ma xui quỷ khiến thế nào thôn bản xuất hiện người lạ. Tên hầu nảy ra một kế, hắn về xin bà tha thứ, hứa từ nay không dám ngấp nghé nữa. Nhớ ơn hắn từng cứu mạng chồng, Người Mẹ mủi lòng bắt thề độc mới bỏ qua chuyện cũ. Hắn sống chết thề thốt.
Vài ngày sau, hắn mon men làm quen người lạ. Anh ta tên Chóp Chài. Gia cảnh khó khăn, nai lưng tối ngày không thoát nghèo, Chóp Chài phải tha phương cầu thực khắp nơi. Hành trình nay đây mai đó, chàng trai thỉnh thoảng qua Mẫu Sơn buôn bán và giúp dân bản.
Nhiều hôm mải làm không chú ý trời tối từ bao giờ, Chóp Chài ngại đường xa lại có cọp beo hung dữ, chàng đành xin ở nhà Người Mẹ đến sáng mới về.
Chóp Chài tháo vát lo toan việc nhà, mẹ con quý mến, thường xuyên giúp chàng dắt mối buôn bán. Mối thâm giao bị biến thành tội lỗi dưới cái bẫy của tên hầu.
Ngày Người Cha trở về, hắn dàn xếp Người Mẹ cùng Chóp Chài nhiều lần gặp mặt trước mắt Người Cha.
Sau này, hắn tìm mọi cách cho họ gặp nhau nơi vắng người, rủ Người Cha đi săn gần đó để thấy Chóp Chài giúp vợ chuyển đồ về nhà.
Tận mắt chứng kiến vợ cùng trai cười nói thân thiết, Người Cha sinh hoài nghi dò hỏi tên hầu. Hắn sợ đuối lý nếu ba mặt một lời, bèn bóng gió gieo ngờ vực cho Người Cha.
Mấy ngày sau, Chóp Chài như thường lệ tạt qua nhà Người Mẹ. Chàng là cái gai chọc mắt ghen tuông của Người Cha. Bức xúc dồn nén biến ông thành kẻ cáu gắt, mắng chửi vợ con vô cớ.
Tên hầu chưa vội ra tay, hắn kiên nhẫn chờ đồng bọn báo tin Chóp Chài đi buôn xa. Xác định chắc chắn Chóp Chài không thể đến bản, hắn đi nước cuối cùng bằng cách rụt rè, mấy lần do dự muốn nói với chủ. Người Cha doạ giết nếu còn giấu. Hắn quỳ xuống bịa chuyện:
"Năm tháng ông ra trận, bà chủ có tình ý với Chóp Chài, sợ lộ chuyện nên kiếm cớ đuổi con đi. Không nỡ rời xa chủ nhân và sợ bà bỏ con cái để theo tình nhân, con đe doạ tiết lộ bí mật, bà đành phải nhượng bộ. Bà khó ưa và xử sự miễn cưỡng với con. Lo lắng gia đình ông tan đàn xẻ nghé, con đành im lặng."
Niềm tự hào về gia đình hạnh phúc hoá ra chỉ toàn giả dối. Phản bội mới là thật. Sự thật trần trụi giễu mỉa lòng kiêu hãnh của Người Cha. Giận quá mất khôn, chẳng nghe bất cứ ai khuyên, Người Cha rút gươm kề cổ vợ đòi dẫn đi bắt Chóp Chài để giết đôi gian phu dâm phụ.
Kẻ thù mất dạng, Người Cha điên cuồng trút phẫn nộ xuống vợ. Người Mẹ nước mắt lưng tròng, giải thích mọi thứ, nhưng Người Cha vẫn nguyền rủa. Người Mẹ đặt tay lên vai, ngước nhìn trời cao, dập đầu chảy máu:
"Xin chàng kiên nhẫn chờ đợi hết hôm nay, nếu trời không thương, thiếp cam lòng chịu trừng phạt!"
Xa xưa, dân bản lưu truyền sự tích chung thủy từ thuở hồng hoang… để… giải thích lý do vì sao đàn bà Mẫu Sơn đều mang một vết bớt.
Dấu hiệu đó hiện rõ ở mọi phụ nữ, tọa hóa trêu ngươi khiến vết bớt bị ẩn trên cơ thể Người Mẹ, nếu ông trời vẫn câm lặng, có mắt như mù như lúc này, vết bớt vĩnh viễn không xuất hiện.
Kẻ phản bội sắp phải đền tội vẫn mặt dày mày dạn mong chờ đấng tối cao ban ơn, bố thí lòng thương xót để con thơ không phải chịu nỗi đau mồ côi khi còn quá nhỏ. Chúng khóc nức nở, quỳ lạy cầu xin người cha tha cho mẹ.
Đối với người chồng luôn sống vì gia đình, chết vì người thân mà nói, vợ không thể chứng minh mình trong sạch mà phải bám víu truyền thuyết dân gian, chắp tay cầu xin Thượng Đế.
Bộ dạng thảm hại đó là sỉ nhục tình yêu của người chồng chẳng màng vinh hoa phú quý để trọn vẹn tình nghĩa, vậy mà kẻ mình yêu thương bằng cả trái tim lại phản bội niềm tin, chà đạp hạnh phúc gia đình, phỉ nhổ vào truyền thuyết từ lâu trở thành tín ngưỡng mà chính bà ta luôn tôn thờ. Nỗi nhục nhã này còn đau đớn hơn bị người thân lừa dối.
Đau khổ, phẫn uất nhưng nhìn con thơ dại ngơ ngác chẳng hiểu lý do cha nổi giận, đứa ôm chân, đứa giữ chặt tay cha đang vung kiếm mà van lạy tha cho mẹ, ông bất nhẫn buông kiếm để cho vợ, cho con và cho chính mình một cơ hội ngăn bi kịch cha giết mẹ, bất hạnh nhất chính là con cái.
Người Cha ngước nhìn mây đen chầm chậm kéo đến như thử thách lòng kiên nhẫn, vần vũ không gian như chế giễu, cười nhạo Người Mẹ vui mừng khôn xiết, khấp khởi hy vọng để rồi thất vọng… khi… ông trời phũ phàng với người luôn tuyệt đối tin tưởng… đức hiếu sinh… không phụ tấm lòng trong sạch của kẻ vô tội.
Người Cha bất động kiên nhẫn chờ đến rạng sáng hôm sau, ông trời vẫn lạnh lùng vô cảm. Vợ không thể biện minh cũng chẳng còn lòng dạ giải thích trước người chồng đã mất hết niềm tin. Người Cha lạnh lùng buông lời cay nghiệt:
"Kỳ tích không dành cho kẻ có tội. Ta không thể tha thứ cho người luôn nói yêu thương ta, nhưng khi xa nhau lại thỏa mãn dục vọng với người khác. Ta càng không thể để người mẹ lăng loàn sống chung một nhà với con cháu!"
Mỗi lời lên án lương tâm đâm nát trái tim, đập tan hy vọng chồng sẽ vì con cái mà bình tâm nhận ra ghen tuông mù quáng che mờ lý trí. Tình nghĩa cùng niềm tin chết chìm dưới dòng lệ đắng cay. Chồng đã không tin, bà không còn muốn kêu oan nữa.
Người Mẹ gục khóc xin chồng dẫn con cháu lánh mặt để tránh thấy thảm cảnh cha giết mẹ. Người Cha lặng lẽ bế con cháu lên. Chúng gào khóc gọi mẹ. Ông lầm lũi đưa chúng đi nơi khác. Người đàn bà bất hạnh khóc nấc khuyên con cháu đừng oán hận Người Cha. Tất cả phải báo hiếu, chăm sóc cha cả đời.
Tận thời khắc cuối cùng, vợ vẫn lo lắng, quan tâm chồng con, Người Cha chẳng mảy may động lòng, ông để cảm xúc khống chế lý trí kết thúc bi kịch gia đình.
Thân thể gục xuống dưới lưỡi kiếm oan nghiệt, máu Người Mẹ hóa thành suối tuôn từ đỉnh núi xuống vùng đất Mẫu Sơn.
Dòng suối máu lặng lẽ tụ về sông Kỳ Cùng - nơi vợ chồng hẹn thề năm xưa. Hình ảnh đó là mong ước gia đình đoàn viên gửi đến Người Cha.
Ông bừng tỉnh u mê giữa tiếng sét vang động trời cao, xé toang không gian mịt mù. Chỉ là thời tiết thông thường như bao ngày khác, Người Cha cảm giác đức hiếu sinh giận dữ gầm thét ngăn mình dừng tay, nhưng đã quá muộn. Ông trời mắc sai lầm chỉ biết khóc hận, đau xót số phận nghiệt ngã.
Mưa ở Mẫu Sơn luôn lạnh buốt tâm can. Nhưng ngày định mệnh đó, tình người cùng nhân tính bị đóng băng đã tan chảy trong khoảnh khắc trời xanh đổ lệ, khóc thương Người Mẹ, đổ xuống thi thể bất động, giận dữ trút uất ức xuống Người Cha. Ông ta chẳng còn cảm nhận nước mắt thiên nhiên thấm đẫm lệ nóng phẫn nộ… muốn… thiêu sống kẻ vô tri.
Kẻ tự hủy hoại hạnh phúc gia đình thất thần, run rẩy vén áo vợ để rồi chết lặng, không thể rời mắt khỏi dấu ấn hoa đào hiện hữu vẹn nguyên trên vai Người Mẹ. Dấu ấn ấy là trời ban riêng cho phụ nữ tộc Thanh Khiết, người tộc này xưa nay lưu truyền truyền thuyết Hoa Tiên Nữ.
Chú thích
Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy hướng Đông- Tây, nằm phía Đông Bắc cách Tp.Lạng Sơn 30km và cách Hà Nội không đến 180km. Mẫu Sơn giáp biên giới Việt - Trung. Núi Mẫu Sơn nằm địa bàn 3 xã:
Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) với tổng diện tích 10.470ha cùng quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541m còn gọi đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung).
Hè, các đoàn xe từ khắp đồng bằng Bắc Bộ rồng rắn lên Mẫu Sơn nghỉ mát và thưởng ngoạn. Đường đến Mẫu Sơn khá thuận tiện vì hệ thống giao thông tại khu vực hình thành từ 1925-1926.
Nhưng đường lên núi dài 15km gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Tay lái cừ khôi nhất cũng chỉ đi 15-20 km/giờ.
https://www.facebook.com/Loanthehungca/photos/a.899720520184224.1073741831.661720967317515/913475172142092/?type=3&theater
Huyện nằm ở phía Đông tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp huyện Cao Lộc, phía Tây là huyện Chi Lăng, phía Nam là Bắc Giang, phía Đông Nam giáp huyện Đình Lập, phía Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc).
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lộc_Bình
https://www.dkn.tv/van-hoa/3-hon-7-via-dan-gian-truyen-mieng-rot-cuoc-gom-nhung-loai-nao-vi-sao-nguoi-ta-phai-goi-hon.html
Kẹo hồng là một đặc sản của Lạng Sơn.
Câu chuyện về gia đình Người Cha lấy cảm hứng từ huyền thoại Mẫu Sơn.
Link nguồn huyền thoại Mẫu Sơn ở Lạng Sơn ngày nay:
https://www.facebook.com/Loanthehungca/photos/a.899720520184224.1073741831.661720967317515/913475202142089/?type=3&theater
Sông Kỳ Cùng là sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc và là chi lưu của sông Tây Giang.
Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166m thuộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Việt Nam, sông này thuộc lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc). Dòng sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn.
Cách thành phố này khoảng 22km về phía Tây Bắc, dòng sông đổi hướng để chảy gần như theo hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê.
Từ thị trấn Thất Khê, dòng sông chảy gần như theo đường vòng cung, đoạn đầu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam tới biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần Bình Nhi Thôn (平而村), từ đây nó gọi là Bình Nhi Hà (平而河) và dần đổi hướng thành Tây Tây Nam - Đông Đông Bắc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, thành sông Tả Giang, chi lưu phía Nam của sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang.
Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243km, diện tích lưu vực: 6.660km². Từ biên giới Việt - Trung, sông chảy trên đoạn dài khoảng 45km tới Long Châu. Đây là sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc sang Trung Quốc.
Sông Kỳ Cùng có các chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê, cả hai sông này đều hợp lưu gần Thất Khê, cũng như sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Kỳ_Cùng