Chương 1: Ngày độc lập cuối cùng
Ánh sáng rực rỡ của những màn pháo hoa nhuộm rực bầu trời đêm Washington D.C. Nơi hàng triệu người dân tụ tập trước Đài tưởng niệm Lincoln để kỷ niệm ngày Quốc khánh Hoa Kỳ. Bầu không khí lễ hội tràn ngập, tiếng reo hò và những lời chúc tụng vang vọng khắp các con phố.
Tổng thống Maximilien Leclerc bước lên bục phát biểu, vẻ tự tin tỏa ra từ phong thái của ông. "Chúng ta là biểu tượng của tự do," ông nói, giọng trầm vang vọng qua hàng ngàn chiếc loa. "Với sức mạnh trí tuệ, lòng can đảm, và tinh thần bất khuất, nước Mỹ sẽ tiếp tục dẫn dắt thế giới đến một tương lai tốt đẹp hơn."
Những tiếng vỗ tay vang lên, hòa lẫn trong sự phấn khích của đám đông. Nhưng không phải ai cũng chia sẻ sự lạc quan ấy.
Ở rìa xa của đám đông, Anya Taylor đứng lặng lẽ, tấm bảng "Hành động ngay để cứu Trái Đất" nằm trơ trọi trong tay cô. Những ánh mắt xung quanh lướt qua cô như thể cô vô hình. Nhưng Anya không bận tâm.
Trong tâm trí, cô nhớ lại trận bão lụt kinh hoàng năm cô 12 tuổi, khi quê hương cô ở Louisiana bị nhấn chìm bởi nước biển dâng cao. Gia đình cô mất trắng, cha mẹ phải di cư lên phía Bắc để tìm kiếm một cuộc sống mới. Nhưng những lời hứa từ chính phủ về tái thiết chỉ là những lời hứa suông.
Giờ đây, khi nghe Tổng thống Leclerc ca ngợi sự thịnh vượng của nước Mỹ, cô không khỏi siết chặt nắm tay. "Họ gọi đây là tự do," cô thì thầm. "Nhưng tự do cho ai?"
Tim Anya như có nghìn con kim châm chích. Cô siết chặt nắm tay, móng tay cào vào lòng bàn tay đến bật máu. Tại sao? Tại sao họ lại có thể vui vẻ như vậy khi thế giới đang đứng trước bờ vực thẳm?"
Anya đưa mắt nhìn lên bầu trời đêm rực rỡ ánh sáng. Những màn pháo hoa nổ tung như những bông hoa khổng lồ, tô điểm cho một đêm lễ hội hoàn hảo. Nhưng trong lòng cô, một nỗi buồn sâu thẳm đang len lỏi. Cô nhớ lại ngôi nhà gỗ nhỏ của mình ở Louisiana, nơi cô đã từng vui đùa cùng lũ bạn. Giờ đây, nó đã bị nhấn chìm dưới biển cả. Nước mắt lăn dài trên má, Anya siết chặt tấm bảng trong tay. "Họ không hiểu đâu," cô thì thầm, "Họ đang tận hưởng cuộc sống trong khi thế giới đang dần sụp đổ."
Ngay gần đó, ông Jack Monroe – một cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai – ngồi trên một chiếc ghế gấp nhỏ. Khi pháo hoa rực sáng trên cao, ông kể lại câu chuyện cho vợ mình :
"Chúng ta đã từng chiến đấu vì những lý tưởng cao đẹp," ông nói, giọng khàn đặc. "Nhưng giờ thì sao? Anh tự hỏi liệu những hy sinh của chúng ta có còn ý nghĩa không?."
Tiếng pháo hoa tiếp tục vang rền, nhưng những lời nói của Jack Monroe như bị nuốt chửng trong âm thanh náo nhiệt của đám đông. Những người trẻ tuổi xung quanh chỉ chăm chú vào màn trình diễn trên bầu trời, những đôi mắt lấp lánh niềm vui, chẳng mảy may để tâm đến những ký ức xa xưa của ông.
"Jack này, anh đừng có quá khắc nghiệt với bọn trẻ như vậy chứ," vợ của ông, bà Eliza Carter, nhẹ nhàng đặt tay lên vai ông. Bà là một cựu giáo viên lịch sử, giờ đây đã nghỉ hưu và dành thời gian của mình để giúp đỡ các tổ chức từ thiện. Dù đã già, nhưng tai của bà vẫn còn minh mẫn để nghe được tiếng của chồng mình.
"Chúng không biết những gì chúng ta đã trải qua, nhưng cũng không thể trách chúng được. Mỗi thế hệ đều có những cuộc chiến riêng của mình."
Jack gật đầu, nhưng trong lòng vẫn không khỏi bứt rứt. Ánh mắt ông dừng lại ở cô gái trẻ Anya, đứng cô độc trong đám đông. Biểu cảm trên gương mặt cô khiến ông khựng lại. Đó không phải là niềm vui, mà là nỗi đau, là sự bất lực. Một khoảnh khắc nào đó, Jack cảm thấy như nhìn thấy chính mình trong đôi mắt cô – một người từng đứng trước nghịch cảnh và cảm thấy mình quá nhỏ bé để thay đổi thế giới.
"Cô gái ấy," Jack lên tiếng, chỉ về phía Anya, "tôi thấy cô ấy có ngọn lửa trong mắt. Giống như cách chúng tôi đã từng có khi đứng trên chiến trường."
Eliza nhìn theo hướng ông chỉ. "Có lẽ cô ấy cũng đang chiến đấu, nhưng theo cách riêng của mình."
Trong lúc đó, một sự kiện kỳ lạ đang âm thầm xảy ra cách đó hàng ngàn dặm, tại một trung tâm nghiên cứu bí mật của chính phủ ở Nevada. Một đội ngũ nhà khoa học đứng trước màn hình lớn, nơi những con số và đồ thị đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.
"Chúng ta đã mất kiểm soát!" một kỹ sư hét lên, mồ hôi nhễ nhại trên trán. "Phản ứng dây chuyền đã vượt ngưỡng an toàn! Chúng ta phải ngừng ngay lập tức!"
"K -Không! Không được!" Tiến sĩ Eleanor Briggs, người đứng đầu dự án, gạt phăng ý kiến của anh ta. "Chúng ta đã đi quá xa để quay đầu. Nếu ngừng lại bây giờ, tất cả những gì chúng ta làm sẽ trở nên vô nghĩa!"
Dự án này đã được chính phủ hoa kỳ góp vốn với số tiền lên tới 3,6 - 7 tỷ đô mỗi năm, thậm chí còn hơn thế nữa. Thế nên, không đời chính phủ sẽ chấp số tiền mà mình bỏ ra, đột nhiên bay màu đi như vậy được. Dự án 51 là một trong những dự án được khởi xướng từ năm 1951. Nó nhằm mục đích nghiên cứu những vũ khí, công nghệ, khoa học cực kì tiên tiến nên nó có tính bí mật rất cao. Ngay cả tổng thống chỉ có thể đến thăm nơi này mỗi năm một lần.
"Nhưng bà không hiểu sao? Chúng ta đang đối mặt với một rủi ro không thể lường trước!"
Bất chấp sự phản đối, Eleanor hít một hơi thật sâu và nhấn nút kích hoạt cuối cùng. Trong khoảnh khắc đó, mọi thứ trở nên im lặng. Màn hình chuyển sang màu đen, và cả phòng thí nghiệm chìm vào bóng tối.
Ở Washington D.C., những pháo hoa trên bầu trời bất chợt ngừng lại, để lại một khoảng không kỳ lạ. Người dân ngơ ngác nhìn lên, tưởng rằng màn trình diễn đã kết thúc. Nhưng chỉ vài giây sau, mặt đất bắt đầu rung chuyển. Kế tiếp là một ánh sáng không rõ nguồn gốc, chiếu sáng toàn bộ hoa kỳ. Nó đủ sáng đến mức ngay cả khi bạn đứng trên mặt trăng, bạn vẫn có thể nhìn thấy được.
Và nay sau đó toàn bộ nước Mỹ biến mất chỉ để lại một đại dương bao la, mà sau này thế giới gọi nó là "American Ocean".
Kết thúc lời mở đầu.